Đơn vị đo độ cứng HRC là gì? Bảng chuyển đổi độ cứng chính xác nhất

Hotline Hotline: 0916 484 689 - 0916 484 689

Hotline Email: daifusteel@gmail.com

Đơn vị đo độ cứng HRC là gì? Bảng chuyển đổi độ cứng chính xác nhất
26/10/2023 08:51 PM 2398 Lượt xem

    Khi đo độ cứng của vật liệu ta có nhiều phương pháp đo khác nhau, mỗi loại sẽ phù hợp với một trường hợp và ứng dụng cụ thể. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Daifu Vina tìm hiểu “Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?”, ưu nhược điểm cũng như cách thực hiện nhé!

    Định nghĩa độ cứng của thép

    Độ cứng thép là khả năng chống mài mòn, bền bỉ của vật liệu, độ cứng càng cao thì càng khó bị mài mòn và ngược lại. Đối với vật liệu thì độ cứng có liên quan đến giới hạn bền và khả năng gia công cắt, độ cứng cao thì độ bền lớn và khó cắt, khó tạo hình.

    Tìm hiểu về độ cứng HRC của thép

    Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?

    Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?

    Độ cứng HRC là một trong những thang đo nằm trong phương pháp đo độ cứng HR

    Lịch sử của phương pháp đo độ cứng HR (Rockwell)

    Vào năm 1914, Hugh M.Rockwell và Stanley P.Rockwell đã khám phá ra phương pháp đo độ cứng Rockwell dựa trên phép đo độ cứng thông qua chiều sâu vi phân của giáo sư Ludwig (Áo).

    Đây cũng là thời gian phương pháp đo độ cứng HR ra đời và được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn trong việc đo hiệu ứng của nhiệt luyện vật liệu.

    Xem thêm: Cách tính trọng lượng thép tấm

    Phương pháp đo độ cứng HR

    Phương pháp đo độ cứng HR được thực hiện như sau: mũi nhọn kim cương có góc đỉnh 120 độ với bán kính cong R = 0,2mm hay viên bi thép tôi cứng với đường kính 1/6, 1/8, ¼, ½ inches ấn lên bề mặt vật liệu cần đo. Độ cứng vật liệu được xác định khi tác dụng lên mũi kim cương hoặc viên bi với 2 lực ấn nối tiếp.

    Độ cứng HR được phân ra 3 mốc là RA, RB, RC tùy vào kích thước đầu đo và giá trị lực tác dụng được sử dụng.

    Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?

    Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C)

    Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C)

    Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C) là đơn vị xác định độ cứng của vật liệu như thép SKD11, SKD61, SCM400,...

    Máy đo độ cứng dùng đơn vị là Rockwell thì có thang đo C (chữ màu đen) với mũi nhọn kim cương và lực ấn 150kg, dùng để đo các vật liệu có độ cứng từ trung bình đến cao (thép sau nhiệt luyện).

    Ngoài thang đo C thì còn có thang đo B (chữ màu đỏ) dùng để đo độ cứng của thép chưa qua nhiệt luyện với lực ấn 100kg và thang đo A với lực ấn 60kg.

    Để dễ hiểu hơn về thang đo độ cứng HRC thì ta có thể phân loại sơ bộ như sau:

    Độ cứng

    Loại vật liệu

    Độ cứng thấp

    Vật liệu có độ cứng < 20 HRC, 100 HRB

    Độ cứng trung bình

    Vật liệu có độ cứng từ 20 – 45 HRC

    Độ cứng cao

    Vật liệu có độ cứng từ 52 – 60 HRC

    Độ cứng rất cao

    Vật liệu có độ cứng > 62 HRC

    Ưu nhược điểm của cách đo độ cứng HRC

    Cách đo HRC thường được sử dụng để kiểm tra độ cứng của các vật liệu kim loại như thép. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đo độ cứng HRC

    Ưu điểm

    Không cần hệ thống quang học: nếu như phương pháp đo độ cứng Brinell hoặc Vickers vẫn cần phải dùng hệ thống quang học để xác định độ cứng của vật liệu thì HRC sẽ giúp bỏ qua công đoạn này, giúp giảm sự phức tạp cũng như chi phí của quá trình kiểm tra.

    Nhanh chóng, dễ dàng: Quá trình đo độ cứng HRC đơn giản và nhanh chóng, không cần phải chuẩn bị quá phức tạp.

    Không phụ thuộc vào người kiểm tra: cách đo độ cứng HRC không yêu cầu người vận hành phải có kỹ năng qua cao để thực hiện, từ đó giúp đảm bảo tính đồng nhất của kết quả đo.

    Ít bị ảnh hưởng bởi độ nhám của bề mặt: so với một số phương pháp khác, đo độ cứng HRC hầu như không bị ảnh hưởng bởi độ nhám bề mặt của vật liệu vì tác động lực trực tiếp lên để đo.

    Xem thêm: Đặc tính quan trọng của thép gió

    Ưu điểm của cách đo độ cứng HRC

    Ưu điểm của cách đo độ cứng HRC

    Nhược điểm

    Nhiều thang đo khác nhau khác nhau: cách đo HR hơi phức tạp với các mũi đo và tải trọng khác nhau, vì vậy cần phải lựa chọn thang đo phù hợp với vật liệu và ứng dụng cụ thể.

    Khó khăn khi đo các chi tiết nhỏ: đối với các chi tiết nhỏ hoặc yêu cầu độ chính xác cao thì có thể gặp một vài khó khăn khi áp dụng cách đo độ cứng HRC.

    Vật liệu tấm mỏng hoặc phủ mạ không cho kết quả chính xác: Trong trường hợp này thì kết quả đo độ cứng HRC có thể không chính xác do có sự tương tác phức tạp giữa mũi đo và bề mặt vật liệu.

    Cách đo độ cứng HRC là một phương pháp phổ biến và hiệu quả để kiểm tra độ cứng của vật liệu kim loại, tuy nhiên cần xem xét cẩn thận cả ưu và nhược điểm để đảm bảo có được kết quả chính xác nhất.

    Bảng chuyển đổi độ cứng HRC – HRB – HB – HV

    STT

    HRC

    HRB

    HB

    HV

    1

    65

     

    711

     

    2

    64

     

    695

     

    3

    63

     

    681

     

    4

    62

     

    658

     

    5

    61

     

    642

     

    6

    60

     

    627

     

    7

    59

     

    613

     

    8

    58

     

    601

    746

    9

    57

     

    592

    727

    10

    56

     

    572

    694

    11

    55

     

    552

    649

    12

    54

    120

    534

    589

    13

    53

    119

    513

    567

    14

    52

    118

    504

    549

    15

    51

    118

    486

    531

    16

    50

    117

    469

    505

    17

    49

    117

    468

    497

    18

    48

    116

    456

    490

    19

    47

    115

    445

    474

    20

    46

    115

    430

    458

    21

    45

    114

    419

    448

    22

    44

    114

    415

    438

    23

    43

    114

    402

    424

    24

    42

    113

    388

    406

    25

    41

    112

    375

    393

    26

    40

    111

    373

    388

    27

    39

    111

    360

    376

    28

    38

    110

    348

    361

    29

    37

    109

    341

    351

    30

    36

    109

    331

    342

    31

    35

    108

    322

    332

    32

    34

    108

    314

    320

    33

    33

    107

    308

    311

    34

    32

    107

    300

    303

    35

    31

    106

    290

    292

    36

    30

    105

    277

    285

    37

    29

    104

    271

    277

    38

    28

    103

    264

    271

    39

    27

    103

    262

    262

    40

    26

    102

    255

    258

    41

    25

    101

    250

    255

    42

    24

    100

    245

    252

    43

    23

    100

    240

    247

    44

    22

    99

    233

    241

    45

    21

    98

    229

    235

    46

    20

    97

    223

    227

    Đơn vị bán thép chất lượng cao theo độ cứng HRC – Daifu Vina?

    Hiện nay, Daifu Vina là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp và dịch vụ gia công cắt thép tấm theo yêu cầu. Dưới đây là một số lý do mà bạn nên hợp tác với Daifu Vina ngay hôm nay:

    • Sở hữu các dây chuyền công nghệ hiện đại và thiết bị gia công tiên tiến để đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình cắt và xử lý thép.
    • Cam kết đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với chất lượng hàng đầu và thời gian giao hàng nhanh chóng.
    • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn vật liệu và phương pháp gia công phù hợp nhất.
    • Giá thành hợp lý, tương xứng với chất lượng hoàn hảo của sản phẩm.

    Với những ưu điểm vượt bậc này, Daifu Vina đã và đang xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với nhiều khách hàng trên toàn quốc. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác uy tín và chất lượng trong lĩnh vực cung cấp cũng như gia công thép tấm thì hãy liên hệ với Daifu Vina ngay hôm nay để được nhân viên hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Đơn vị đo độ cứng HRC là gì?” và những thông tin hữu ích khác.

    CÔNG TY TNHH DAIFU VINA

    MST: 3603195379

    Địa chỉ: 882 QL1K, KP. Châu Thới, P. Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương.

    Email: daifusteel@gmail.com

    Hotline: 0916 484 689 (Mr Thắng)

    Website: daifusteel.com

     

    Zalo
    Hotline
    HOTLINE0916484689