INOX 304 LÀ GÌ?
Inox 304 là một loại thép không gỉ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, là hợp kim giữa thép và các kim loại Niken, Mangan, Crom. Tỷ kệ % của Niken trong inox 304 tối thiểu là 8%.
Ví dụ: Crom (đây là nguyên tố chính tạo nên khả năng chống ăn mòn cho inox), Mangan (cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic), Nitơ cũng góp phần làm tăng độ cứng, Đồng (Cu) cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic.
Với các đặc tính nổi bật như: ít biến màu, chống oxi hoá và ăn mòn, độ bền cao…Inox 304 được xem là nguyên liệu cao cấp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
CÁC LOẠI INOX PHỔ BIẾN KHÁC
Trên thị trường hiện có 3 loại chất liệu Thép không gỉ – INOX phổ biến: Inox 304 (18/10: trong thành phần chứa 18-20% Crom và 10% niken), inox 201 (18/8) .
Loại inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ nên giá thành khá cao. Inox 201 tỷ lệ niken trong thành phần thấp hơn, inox 430 chứa nhiều sắt và tạp chất khác. Do vậy inox 201 và 430 dễ bị hoen gỉ, độ bền thấp, không an toàn, giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304.
SO SÁNH ĐỘ BỀN VÀ KHẢ NĂNG GIA CÔNG
Khối lượng riêng của thép không gỉ SAE 201 thấp hơn nhưng độ bền cao hơn 10% so với thép không gỉ SAE 304. Do cùng khả năng dãn dài, nên mác thép 201 thể hiện được tính chất tương tự như thép không gỉ 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mỏng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì mác inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên 201, làm inox 201 cứng hơn so với 304)
BẢNG PHÂN BIỆT NHANH INOX 304, INOX 201
INOX 304 |
INOX 201 |
* Có khả năng chống ăn mòn rất tốt ở môi trường khắc nghiệt hơn (vẫn thấp hơn inox 316), thậm chí trong môi trường có hóa chất |
* Có khả năng chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn vừa và nhẹ |
SO SÁNH INOX 304 VỚI INOX 201
Khả năng ăn mòn
Khả năng chống ăn mòn của inox 304 là vô cùng tốt, nó không phản ứng với axit nên có khả năng chống gỉ trong cả các môi trường axit như nhà bếp, phòng tắm, máy móc.
Inox 201 do có lượng Crom (thấp hơn inox 304 khoảng 2%) và lượng Niken (thấp hơn khoảng 5%) thấp hơn so với inox 304. Mà Crom và Niken là các thành phần chủ yếu tạo nên khả năng chống gỉ do đó inox 201 có khả năng chống gỉ và ăn mòn thấp hơn. (Tức là inox 201 vẫn phản ứng với axit)
- 304: inox 304
- 4Ni: inox 201 (inox 201 chỉ chứa khoảng 4% Niken)
Khả năng chống rỗ bề mặt
Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrom và Lưu Huỳnh (S). Chrom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.
Khả năng dát mỏng
Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304, nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mòng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304)
So sánh nhanh inox 304 và inox 201
Nhờ vào thành phần tương tự nên inox 201 có bề ngoài và nhiều tính chất tương tự inox 304. Trong inox 201 thì người ta sử dụng Mangan như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Chúng ta có thể thấy theo thành phần hóa học như sau:
- SUS201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
- SUS304: 8.1% Niken và 1% Mangan
Với thành phần như thế này đã góp phần làm cho chi phí nguyên liệu thô của inox 201 xuống rất thấp và đây là một lợi thế
CÁCH PHƯƠNG PHÁP PHÂN BIỆT INOX 304
Do giá thành cao và phần nhiều chạy theo lợi nhuận, rất nhiều sản phẩm hiện nay xuất hiện tràn lan trên thị trường với chất liệu làm bằng inox 201 và inox 430.
Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là sản phẩm sử dụng chất liệu inox 304 và đâu là sản phẩm sử dụng chất liệu khác? Quả thực rất khó để phân biệt bằng mắt thường. Nếu thử nghiệm bằng nam châm bạn có thể dễ dàng phân biệt được inox 430 với các inox còn lại do độ hút từ rất cao.
1. Phân biệt inox 304 bằng nam châm
Tuy nhiên dùng nam châm khó phân biệt được INOX304 và INOX201. Bản chất inox 304 không bị hút nam châm tuy nhiên trong Thép không gỉ nếu gia công với áp lực lớn ở nhiệt độ thường để định hình ( ví dụ như dập định hình làm bồn rửa chén chẳng hạn) thì một bộ phận tổ chức vật liệu biến đổi sang dạng Martensite, khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm từ và hút nam châm.
2. Phân biệt inox 304 bằng axit đặc (H2SO4 hoặc HCL)
Phân biệt bằng axit là cách phân biệt chính xác nhất trong các cách kể trên.
Với loại thử này thì cần có một bình axit đặc là H2SO4 hoặc HCL (H2SO4 đặc hơn so với loại axit HCL)
- Nhỏ một giọt axit lên bề mặt inox 304 thì sẽ không có phản ứng gì cả hoặc chỉ bị chuyển sang màu xám hơn so với thông thường.
- Còn nếu nhỏ axit lên bề mặt inox thường (201 hoặc 430) thì sẽ có hiện tưởng xủi bọt và chuyển sang màu đỏ gạch ở vùng bị dính axit.
3. Phân biệt bằng tia lửa khi cắt inox
Loại này thì thường sử dụng chuyên dụng hơn và để thử công nghiệp chứ ít khách hàng nào mua đồ gia dụng, đồ dùng mà cắt ra để thử.
- Khi dùng máy cắt inox 304 thì sẽ có ít tia lửa và tia lửa nếu có sẽ có màu vàng nhạt.
- Các loại inox thường như inox 201 thì khi cắt sẽ có rất nhiều tia lửa cháy và có màu vàng đậm.
ỨNG DỤNG CỦA INOX 304 HIỆN NAY
Trong Công Nghiệp : Inox 304 được sử dụng tại các vị trí đòi hỏi tính chống ăn mòn, chống gỉ tố. Thường là các chi tiết máy móc, cơ khí chính xác, các công trình đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, dây chuyền sản xuất thực phẩm, nhà máy dệt nhuộm,…
Trong dân dụng: Đời sống được nâng cao, các yếu tố về độ bền và thẩm mỹ của Inox 304 thay thế dần cho các vật liệu thép đen thường. Chúng được sử dụng rộng rãi để sản xuất các thiết bị vật tư y tế, các vật dụng nội ngoại thất, phụ kiện tủ bếp, xoong nồi chảo, dụng cụ ăn uống,…
Với sự phổ biến rộng rãi này, Inox 304 đã trở thành một hợp kim cơ bản trong ngành công nghiệp hiện đại và chắc chắn có giá trị cho nền tảng kiến thức về ngành vật liệu của bạn.