Gia công mài là gì? Và tầm quan trọng của gia công mài

Hotline Hotline: 0916 484 689 - 0916 484 689

Hotline Email: daifusteel@gmail.com

Gia công mài là gì? Và tầm quan trọng của gia công mài
20/12/2021 01:39 PM 3303 Lượt xem
    1. Gia công mài là gì?

    Mài là một trong những phương pháp gia công kim loại quan trọng mà ngày nay chủ yếu được thực hiện trên các máy mài công nghệ mới. Gia công mài là một trong những hình thức gia công kim loại trong quá trình cắt gọt kim loại để biến nguyên vật liệu ban đầu (hay còn được gọi là Phôi) thành chi tiết có kích thước, hình dáng và chất lượng theo đúng yêu cầu.

    1. Kỹ thuật mài

    Mài là một trong những hình thức gia công kim loại cơ bản. Để mài chi tiết, người ta thường sử dụng đá mài. Đá mài sẽ lấy đi một lớp kim loại siêu mỏng trên bề mặt chi tiết, làm nhẵn mịn chi tiết và thông thường sau gia công mài, sản phẩm sẽ có độ bòng trên bề mặt rất cao

    Các loại máy mài càng hiện đại thì đá mài của chúng càng có thể gọt đi những lớp kim loại rất mỏng. Các máy mài công nghệ cao có thể đạt đến độ chính xác khi gia công khoảng 0.001mm. Phương pháp mài có thể được thực hiện trên những vật liệu từ cứng đến rất cứng (ví dụ như thép tôi…)

    Phương pháp được áp dụng khi ta không thể dùng một phương pháp nào khác để tạo bề mahwr nhẵn và bóng cho chi tiết có độ mỏng nhất định. Hiện nay chúng ta có những phương pháp cơ bản, đó là mài mặt ngoài các chi tiết có dạng hình trụ, mài mặt ngoài các chi tiết có hình chop tròn, mài lỗ chi tiết (mài bên trong) và mài mặt phẳng (như bàn rà, thước thẳng, thước đo góc,…)

    1. Tầm quan trọng của gia công mài (6 mặt/2 mặt) phẳng, vô tâm

    Mài là một công đoạn không thể thiếu được khi cắt gọt kim loại, do đó trong tất cả các máy như máy phay, máy khoan, máy bào, máy doa,… chi tiết được cắt gọt bắt buộc phải trải qua công đoạn mài

    Thông thường trong quá trình sử dụng các máy như máy phay, bào, khoan, tiện,… thì dao cắt sẽ dần bị mòn đi theo thời gian và mức độ sử dụng. Do đó, để tái sử dụng lưỡi dao, ta bắt buộc phải mài sắt nó lại. Còn trong các dây chuyền máy gia công cơ khí cổ điển, người ta thường trang bị máy mài hai đá để mài sắc lại lưỡi dao bị cùn

    1. Gia công cơ khí bằng phương pháp mài

    Gia công cơ khí bằng phương pháp mài có 2 dạng: Mài thô và mài tinh

    -Mài thô: Đây là giai đoạn gia công sơ bộ một vật, được thực hiện trong một thời gian ngắn, đơn giản chỉ là loại bỏ bớt phần kim loại thừa. Yêu cầu khi thực hiện mài thô chính là trong thời gian ngắn nhất làm sao để loại bỏ được nhiều lớp kim loại nhất. Bề mặt vật không nhẵn, mịn và độ chính xác của sản phẩm còn thấp

    -Mài tinh: Mài tinh là quá trình gia công một cách chi tiết, kỹ lượng mặt ngoài của sản phẩm. Sau khi gia công tinh, sản phẩm có độ bóng cao và độ chính xác cần thiết. Mài tinh làm mất các vết sinh ra bởi gia công mài thô. Để sản phẩm đạt độ chính xác cao như yêu cầu, sai khi mài thô người ta tiến hành mài tinh sản phẩm thêm nhiều lần nữa

    5.   Những chú ý khi gia công mài

    Khi gia công mài, người nhân công phải đặc biệt chú ý những yêu cầu sau:

    Luôn đảm bảo đã lắp và vặn chặt một cách chính xác bởi đá màu rất dễ vỡ nếu lắp và vặn không chính xác. Trước khi lắp đá mài, cần nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy tắc. Đá mài phải được lắp trong hộp che cẩn thận và không làm việc trực tiếp trên đá mài nếu không có hộp che

    Trước khi làm việc, cần kiểm tra thật tỉ mỉ độ chính xác và độ chắc chắn về việc gá vật cần gia công, nếu bộ phận định vị không vặn chặt sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa vật cần mài và đá mài

    Phải đảm bảo lượng dư gia công mài đúng quy định và chú ý đến công tác làm mát cho vật mài. Đối với từng loại dao cắt, vật cần mài, tư thế và vị trí đứng của người nhân công cũng thay đổi linh hoạt đòi hỏi người nhân công phải am hiểu và biết cách vận hành cũng như những thao tác kỹ thuật cần thiết để vận hành máy.

    Zalo
    Hotline
    HOTLINE0916484689